Đừng chê bức ảnh trên đây có chất lượng kém mà hãy dành một lời khen cho các nhà khoa học bởi họ đã in phun bức ảnh đó trên một diện tích tương đương với mặt cắt của một sợi tóc người. Cụ thể, hình ảnh của con cá hề và đám hải quỳ có kích thước chỉ 80 µm x 115 µm và chiếm tổng diện tích là 0,0092 mm2.

Kỹ thuật in ảnh siêu nhỏ với độ chính xác cao nói trên được phát triển thành công bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Zurich và nhóm khởi nghiệp Scrona. Với thành công này, họ đã được ghi tên vào danh sách kỷ lục Guinness thế giới trong việc in ảnh màu nhỏ nhất thế giới và họ gọi kỹ thuật in này là "3D Nanodrip".


Toàn bộ hình ảnh có thể đặt vừa trong 1 điểm ảnh của màn hình retina và gần như là vô hình với mắt thường. Để xem được nó, chúng ta phải dùng những chiếc kính hiển vi chuyên dụng. Nhờ vào công nghệ chấm lượng tử ( quantum dot), dùng những hạt nano phát ra từng màu sắc cụ thể để tăng cường độ chính xác về màu sắc của hình ảnh, nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng họ có thể đạt được hình ảnh với độ sâu màu 24 bit.

Và để tạo ra được bức ảnh con cá hề nói trên, các chấm lượng tử sẽ được in ra theo 3 lớp với 3 màu cơ bản là đỏ, lục và lam với độ phân giải lên tới 25.000 chấm mỗi inch. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng công nghệ này có thể được thương mại hóa trong lĩnh vực điện tử và quang học, bao gồm màn hình hiển thị,...

Tham khảo Gizmag, Ethz​
Theo Tinh Tế

Bình Luận

Tất cả các nhận xét của các bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng tải, do vậy nhận xét của bạn gửi sẽ tạm thời chưa hiện nhé.

 
Lên