Tờ Gizmag đưa tin khoa học mới nhất về công nghệ cấy ghép đầu người –điều mà từ trước tới nay tưởng chừng không bao giờ có thể thực hiện được. Nhưng bác sĩ người Ý Sergio Canavero – tác giả bài viết mô tả hoạt động cụ thể của quy trình cấy ghép đầu, tin rằng cho đến năm 2017, công nghệ cấy ghép đầu người có thể áp dụng trong thực tế.
Ông Canavero đã đưa ra ý tưởng ban đầu vào năm 2013 với thành công của công nghệ ghép nối hai dây cột sống bị cắt đứt. Tiếp đó, ông đã tiến hành công việc nghiên cứu cụ thể được mô tả trong bài viết của ông gần đây của ông, như giao thức hợp nhất tủy sống Gemini(GEMINI GCF).
Tin khoa học mới 'đón chờ' sự thành công của công nghệ cấy ghép đầu người
Sau khi khâu nối các mạch máu với da, bệnh nhân sẽ ở trong tình trạng hôn mê từ 3 đến 4 tuần để cho liền vết khâu nối và để thời gian cho hai gốc cột sống liền lại. Điểm tập hợp cũng sẽ được kích thích bằng điện nhằm liên kết dây thần kinh và thúc đẩy tăng trưởng của các dây thần kinh có chức năng kết nối. Bệnh nhân sẽ được tiêm một loại thuốc chống đào thải.
Tin khoa học công nghệ đột phá cấy ghép thành công đầu người
Một ví dụ điển hình của công nghệ cấy ghép đầu đã được thực hiện là khi tiến sĩ Robert White, nhà giải phẩu thần kinh, đã cấy ghép đầu của một con khỉ rhesus vào năm 1970. Tuy nhiên các dây cột sống không được kết nối với nhau, khiến cho con khỉ không thể kiểm soát cơ thể của nó, sau đó nó đã chết. Công nghệ hiện đại và tiến bộ khoa học công nghệ gần đây đem đến nhiều hứa hẹn thành công hơn. Canavero lập kế hoạch để thu hút sự hỗ trợ cho dự án, khi ông giải trình công nghệ tại Học viện Mỹ khi họp về thần kinh và kỹ thuật phẫu thuật chỉnh hình ở Annapolis, Maryland, vào cuối năm nay.
Thùy Nguyễn (vietq.vn)
Bình Luận
Tất cả các nhận xét của các bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng tải, do vậy nhận xét của bạn gửi sẽ tạm thời chưa hiện nhé.